KHÓA ĐÀO TẠO VỀ NHẬN BIẾT DUNG SAI HÌNH HỌC GD&T TRONG DUNG SAI HÌNH HỌC
ZL 0917289166
1. Định nghĩa
Dung sai vị trí là dung sai hình học mà nó kiểm soát độ sai lệch vị trí cho phép của một đối tượng so với vị trí đúng của nó.
Dung sai vị trí được sử dụng để định vị các tính năng của kích thước tính từ các khung tham chiếu chuẩn như là lỗ hoặc rãnh then.
Hình 1. Biểu diễn dung sai vị trí
Một dung sai vị trí là tổng hợp các biến động vị trí cho phép của một tính năng so với vị trí thực của nó.
2. Dung Sai Vị Trí Nằm Ở Đâu?
Chúng ta hiểu rằng các sản phẩm sau khi gia công không thể nào đạt mức độ hoàn hảo như lý thuyết.
Kích thước vị trí thật luôn luôn khác so với vị trí lý thuyết của mỗi đối tượng trong sản phẩm. Dung sai vị trí sinh ra để giữ được sự sai khác này trong một giới hạn đã đặt ra
Sai lệch vị trí là dung sai 2D/3D trong bảng dung sai hình học GD&T xác định vùng dung sai tùy thuộc vào đối tượng cần kiểm soát.
Sai lệch vị trí nằm trong nhóm dung sai vị trí và yêu cầu mặt chuẩn để so sánh.
Ngày nay với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường thì các công ty Nhật đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, cùng với đó là thương hiệu về chất lượng là số 1, nền tảng tạo nên thương hiệu đó chính là các tiêu chuẩn JIS , tiêu chuẩn Nhật Bản.
Về cơ bản thì tiêu chuẩn JIS cũng như các tiêu chuẩn quốc tế ISO, TCVN,… tuy nhiên mức độ chính xác và nghiêm ngặt là cao hơn rất nhiều, chính vì vậy tiêu chuẩn JIS, tiêu chuẩn Nhật bản ngày càng được sử dụng rộng rãi và ứng dụng nhiều trong cơ khí chế tạo máy. Vậy nên, mình xin giới thiệu một phần nhỏ trong tiêu chuẩn JIS về dung sai hình học. Để hiểu về tiêu chuẩn JIS trong quy định về dung sai hình học thì chúng ta phải hiểu đúng dung sai hình học là gì?
Chúng ta đã quá quen thuộc về dung sai kích thước, hay độ chính xác về kích thước, tuy nhiên để quyết định hình dáng của vật thể thì độ chính xác về kích thước và độ chính xác về hình học( dung sai hình học) là rất cần thiết. Vậy thì dung sai hình học chính là độ lớn biết dạng hay là sự chênh lệch xét từ hình dáng tư thế, vị trí có tính chất hình học.
Để hiểu một cách đơn giản về dung sai hình học, mình xin lấy 1 ví dụ cụ thể sau: Lấy một hình tròn làm ví dụ để giải thích
Nét đậm màu đen là hình dạn thực của vật thể, nét mảnh màu đỏ biểu thị vùng dung sai, hay miền dung sai.
Trên thực tế khi sản xuất một chi tiết dạng trụ tròn, nếu xét một cách chính xác thì không cái gì là tròn tuyệt đối, tức là chi tiết được tạo ra không tròn hoàn toàn, vì khi chế tạo chịu ảnh hưởng của nhiều yêu tố về điều kiện sản xuất( máy móc, dụng cụ cắt, rung động….). Do vậy đường tròn lý tưởng mà quy định độ lớn biến dạng nằm trong một miền nào đó thì đây chính là miền dung sai hình học.
Trong thiết kế thì người thiết kế mong muốn sản phẩm đạt độ chính xác càng cao càng tốt, tuy nhiên độ chính xác đó phải gia công được và nằm trong phạm vi cho phép, vậy nên quyết định chọn miền dung sai thế nào cho hợp lý nhất.
Thêm ví dụ về quyết định lựa chọn miền dung sai: Gia công mặt phẳng A, đạt kích thước là x, và độ phẳng là 0.3
Biểu thị như hình vẽ sau:
Thực tế khi gia công sẽ không đạt phẳng tuyệt đối, mà sẽ có biên dạng như sau:
Trong trường hợp này thì “ h ” chính là miền dung sai, và giá trị miền dung sai này phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị dung sai người thiết kế chỉ thị
Bảng 1: Bảng phân loại và kí hiệu dung sai hình học theo tiêu chuẩn JIS, tiêu chuẩn của Nhật Bản
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bán mới – Hiệu chuẩn – Sửa chữa – Đào tạo – Đo/ Cho thuê
CÔNG TY TNHH TOUSEI ENGINEERING VIET NAM